Trong bài trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về những lưu ý trước khi sử dụng máy sấy quần áo để giúp cho việc sử dụng máy sấy một cách đúng đắn, an toàn, hiệu quả và tăng tuổi thọ của máy. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về những lưu ý trong khi sử dụng máy sấy để bổ sung tiếp cho kinh nghiệm sử dụng máy sấy của mình nhé!
Chọn chế độ sấy phù hợp với các chất liệu vải
Mỗi thương hiệu máy sấy quần áo sẽ trang bị từng chế độ sấy khác nhau. Tuy nhiên, đa số các máy sấy đều có 3 chế độ sấy cơ bản như sau: sấy khô tự động, sấy khô quần áo có chất liệu vải mỏng và sấy khô quần áo có chất liệu vải tổng hợp.
Ngoài ra, một số thiết bị còn đi kèm các chế độ sấy nhanh, làm mới hay sấy khô phù hợp với từng chất liệu vải của quần áo: vải jeans, khăn tắm, vải cotton, vải mỏng,… Chính vì vậy, bạn nên chọn chế độ phù hợp với từng chất liệu vải giúp tăng độ bền áo quần và máy sấy.
Chỉnh nhiệt độ sấy phù hợp với loại quần áo
Căn chỉnh nhiệt độ thích hợp với số lượng và chất liệu quần áo là điều người dùng cần lưu ý khi sử dụng máy sấy quần áo. Nếu bạn điều chỉnh nhiệt độ không đúng thì sẽ dễ làm quần áo bị hỏng, co lại và mất phôm.
Đối với vải jeans, khăn tắm, khăn vải nặng, bạn cần sấy ở nhiệt độ cao để làm khô nhanh chóng hơn. Với quần áo làm từ sợi tổng hợp phù hợp với nhiệt độ sấy trung bình. Còn nhiệt độ sấy thấp thích hợp với các món đồ làm từ vải lông mềm, lụa, tơ tằm, cotton hay đồ lót.
Chọn thời gian sấy phù với khối lượng quần áo
Trong quá trình sử dụng máy sấy quần áo, bạn nên chọn thời gian sấy phù hợp với khối lượng áo quần. Người dùng không nên điều chỉnh thời gian sấy quá lâu, vì khiến cho sợi vải co rút do bị giảm hơi ẩm quá nhiều, khiến cho quần áo bị nhăn và giảm độ bền.
Bạn có thể điều chỉnh chế độ theo gian theo các mức từ 30 phút, 60 phút hoặc 90 phút,… giúp đảm bảo sấy khô áo quần hiệu quả hơn, đồng thời lãng phí điện năng vô ích.
Cho giấy thơm vào máy sấy ủ cùng với quần áo
Sau khi đã cho quần áo vào lồng sấy, bạn hãy cho vào bên trong máy giấy thơm ủ sấy quần áo. Tùy vào số lượng quần áo thì sẽ có số lượng giấy thơm khác nhau. Với số lượng 10 – 12 bộ quần áo, bạn hãy cho 1 – 2 tờ giấy thơm.
Đây là cách sử dụng thông minh để quần áo được mềm, thơm và giảm đi tĩnh điện bên trong quần áo. Cho giấy thơm vào máy sấy ủ cùng với quần áo còn giúp loại bỏ mùi hôi, ẩm mốc lâu ngày trên áo quần hiệu quả.
Không nên cho thêm quần áo vào lúc máy đang hoạt động
Trong quá trình máy đang vận hành, người dùng không nên cho thêm đồ sấy vào máy, vì quần áo cho vào sau có thể không được sấy khô như mong muốn.
Ngoài ra, bạn nên hạn chế mở cửa vì khí nóng sẽ bị thất thoát, khiến quá trình sấy mất nhiều thời gian hơn. Đồng thời, việc cho thêm quần áo khi máy hoạt động còn khiến thiết bị nhanh hư hỏng và giảm độ bền động cơ.
Lưu ý: Mỗi chiếc máy sấy quần áo đều có ẩm kế, bạn không nên cho thêm quần áo vào máy đang sấy dở vì sẽ làm cho ẩm kế không đo được chính xác độ ẩm, quần áo của bạn sẽ bị ẩm hoặc quá khô.
Không đụng chạm vào khi máy sấy đang hoạt động
Máy sấy đang hoạt động sẽ thoát hơi nước nóng ra ngoài nên dễ gây bỏng da khi chạm vào. Vì thế, bạn không nên đụng chạm vào khi máy đang sấy, nhất là cửa thoát gió.
Cách sử dụng đúng là bạn hãy để máy sấy tự động vận hành và chỉ mở ra khi máy đã báo sấy xong. Nếu sản phẩm trang bị nhiều chế độ sấy thì bạn nên chọn chế độ một lần để máy sấy theo chế độ đó.
Hy vọng với các thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng máy sấy quần áo hiệu quả để đảm bảo tiết kiệm điện năng cũng như quần áo được sấy một cách tốt nhất.
Mời bạn đọc đón xem tiếp phần chia sẻ về những lưu ý sau khi sử dụng máy sấy nhé!