Chất liệu cấu thành mặt bếp là một trong những yếu tố chính quyết định đến giá tiền của sản phẩm. Mặt kính được làm từ chất liệu càng bền, càng đẹp thì giá cũng sẽ tăng theo. Mặt kính của bếp có chức năng truyền nhiệt từ bên trong bếp lên đáy nồi làm chín thức ăn. Vì thế, đòi hỏi mặt bếp phải có khả năng chịu nhiệt cao, chịu lực tốt để đảm bảo độ bền cho sản phẩm trong suốt quá trình sử dụng. Sau đây là các chất liệu cấu thành mặt kính của bếp mà bạn có thể tham khảo.
Kính chịu nhiệt
Đây cũng là một loại chất liệu được mọi người ưa chuộng, sản phẩm đa dạng tuy nhiên vẫn đảm bảo được độ sáng bóng cao. Bên cạnh đó, mặt kính có khả năng chống va đập, chịu lực và chịu được nhiệt dưới 700°C và không bị biến dạng khi hoạt động ở nhiệt độ cao.
Kính chịu lực chịu nhiệt
Kính chịu lực chịu nhiệt là loại kính cao cấp hiện nay nhờ vào ưu điểm vững bền trước mọi điều kiện về thời tiết, lực va đập, hay sự thay đổi thất thường của nhiệt độ. Đây là chất liệu được làm từ kính cường lực chất lượng cao vừa có độ bền tốt, vừa có tính thẩm mỹ với độ sáng bóng cao.
So với mặt kính thông thường, kính chịu lực chịu nhiệt có khả năng chịu được lực va đập cao hơn đến 4,5 lần, có khả năng chịu nhiệt dưới 2400°C.
Kính Ceramic thông thường
Mặt bếp điện bằng kính ceramic là loại khá phổ biến trong các loại bếp điện. Ceramic là một loại sứ tinh thể đen chịu nhiệt, không chỉ bền, khó bị nứt vỡ trong quá trình sử dụng, chất liệu này còn mang đến độ sáng bóng cho mặt kính, có thể hoàn toàn yên tâm về độ sạch của mặt bếp vì đây là chất liệu khó bị bám bẩn, dễ lau chùi.
Kính có thể chịu được nhiệt độ trong khoảng 600°C đến 1150°C.
Mặc dù vậy, khi sử dụng loại bếp này, bạn không nên đặt nồi có trọng lượng quá nặng trên 10kg và để mặt bếp nóng tiếp xúc với nước hay vật lạnh, rất dễ làm vỡ mặt bếp.
Bên cạnh kính Ceramic thông thường thì trên thị trường còn có các loại kính Ceramic đến từ nhiều thương hiệu khác nhau như kính Ceramic – Eurokera, Ceramic – Schott Ceran, Ceramic – Kanger, v.v. Những loại kính này thường có giá thành cao hơn và đương nhiên chất lượng cũng cao hơn so với mặt kính Ceramic thông thường.
Kính Ceramic – Eurokera (Pháp)
Kính Ceramic – Eurokera (Pháp) hay còn được viết tắt là K+. Đây là một sản phẩm gốm kính Ceramic công nghệ cao của Pháp, mặt kính này được thiết kế đặc biệt để chống chịu những thử thách khắc nghiệt trong công việc nấu nướng.
Với những ưu điểm như chịu được nhiệt độ cao dưới 1000°C, chịu lực cao, chống trầy xước tốt, khả năng chịu sốc nhiệt là khoảng 600°C được mài vát cạnh hết sức tinh tế, đạt độ thẩm mỹ cao, ngoài ra mặt kính Eurokera có khả năng tái chế, bảo vệ môi trường.
Kính Ceramic – Schott Ceran (Đức)
Mặt kính Ceramic – Schott Ceran được sản xuất bởi Tập đoàn Công nghệ Quốc tế SCHOTT có trụ sở tại Đức. Kính Ceramic – Schott Ceran là một mẫu gốm kính cao cấp rất bền, được làm từ gốm sứ thủy tinh đặc biệt, đảm bảo về chất lượng.
Ngoài ra còn có các ưu điểm khác như khả năng chịu lực cao, mặt kính rất bền, chống trầy xước và va đập mạnh, chất liệu thân thiện với môi trường và đặc biệt có khả năng chịu sốc nhiệt rất tốt. Kể cả khi đổ nước đá lạnh lên mặt bếp đang nóng, khả năng nứt vỡ mặt kính là cực kì thấp.
Kính có thể chịu nhiệt độ trong khoảng từ 700 – 1000°C và chịu sốc nhiệt ở nhiệt độ khoảng 800°C.
Kính Ceramic – Black Hegon (Đức)
Black Hegon là mặt kính Ceramic đến từ Đức, giá thành rẻ có khả năng chịu nhiệt tốt, chống trầy xước và dễ dàng vệ sinh.
Bên cạnh sự bền bỉ và có tính thẩm mỹ, mặt kính thương hiệu Black Hegon còn được ưa thích vì có giá thành phải chăng, phù hợp với nhiều nhu cầu chọn lựa khác nhau của người tiêu dùng.
Kính Ceramic – Kanger (Trung Quốc)
Ceramic – Kanger là mặt kính hàng đầu của Trung Quốc được sử dụng trong nhiều các sản phẩm: lò nướng, bếp điện, lò vi sóng, thiết bị vật lý trị liệu, bếp gas, dụng cụ nấu nướng, lò sưởi,…
Với ưu có hệ số giãn nở nhiệt rất thấp và có thể chịu nhiệt độ khoảng từ dưới 800°C. Khả năng chống sốc nhiệt là 500°C. Ngoài ra mặt kính còn có hiệu suất chống mài mòn tốt, độ dẫn nhiệt thấp, cách điện tốt.
Sứ
Sứ là một dạng chất liệu của gốm có các đặc tính như độ thẩm thấu thấp, độ đàn hồi, độ bền, độ cứng, độ trong, độ giòn, độ sáng, và độ vang; sứ có tính đề kháng cao với chất hóa học và chịu được nhiệt độ khoảng từ 600 – 900°C.
Khi sử dụng để làm bề mặt bếp điện từ, sứ có khả năng cách điện cao, thẩm mỹ cao và dễ vệ sinh.
Kính Crystallite (Pha lê)
Crystallite là loại mặt kính được làm từ những tinh thể pha lê, có cấu tạo gần giống chất liệu Ceramic, có khả năng chịu nhiệt tốt và có độ sáng bóng rất cao.
Với những ưu điểm như chịu lực tốt, có thể chịu được nhiệt độ khoảng 800°C trở xuống, khả năng dẫn nhiệt theo phương thẳng đứng giúp tập trung được lượng nhiệt cần thiết, dễ dàng lau chùi sáng bóng.
Qua những thông tin trên, hy vọng bạn đã có thể hiểu thêm và các chất liệu cấu thành mặt kính của bếp. Từ đó có thể đưa ra quyết định chọn mua loại bếp điện nào phù hợp nhất với nhu cầu và sở thích của gia đình.